Viêm đường tiết niệu khi mang thai
Là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, do sự thay đổi hormone trong cơ thể, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé, thậm chí có thể gây sinh non, sảy thai
1/ Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu
“Thủ phạm” chịu trách nhiệm chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khi mang thai, làm giãn đường tiết niệu. Điều này làm chậm dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra khi vi khuẩn đường ruột di chuyển từ trực tràng vào niệu đạo và sinh sôi trong đường tiết niệu của mẹ bầu, thậm chí có thể gây nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang.
Viêm bàng quang gây cảm giác đau, khó chịu hoặc rát khi đi tiểu. Mẹ bầu bị viêm bàng quang thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, khó chịu vùng chậu hoặc đau bụng dưới. Những trường hợp này nước tiểu sẽ có màu đục và có mùi hôi.
2/ Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm?
Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được hỗ trợ điều trị sớm có thể gây viêm bàng quang, viêm thận, bể thận cấp và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chia làm 3 cấp độ khác nhau:
– Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển, tuy nhiên, không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện.
– Viêm bàng quang: Vi khuẩn bắt đầu “bành trướng” thế lực. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…
– Viêm thận, bể thận cấp: Là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu, viêm thận có thể gây sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi. nôn ói,…, khiến bà bầu bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai, thậm chí có thể gây sinh non.
Với sự tăng đột biến hormone trong thai kỳ, “cô bé” của mẹ nhạy cảm hơn với một loạt các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa.
3/ Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào?
Thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu trong những đợt khám thai là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu nên yêu cầu được kiểm tra nước tiểu để đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp mẹ bầu bị bệnh, bác sĩ có thể cho bạn uống kháng sinh để bệnh không trở nên nặng hơn. Thuốc kháng sinh có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, mẹ bầu nên uống đủ liều được kê đơn.
Sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi tiểu khi muốn, không nên nín nhịn quá lâu, sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến hệ bài tiết. Đặc biệt, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy nhấp chuột chọn [ CHUYÊN GIA TƯ VẤN ] để được giải đáp hoặc gọi theo số đường dây nóng 024.2020.2020 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp.
Để phục vụ tốt nhất nhu cầu của bệnh nhân, Phòng khám Y Tế Quốc Tế Hà Nội làm việc vào tất cả các ngày trong tuần từ 8h-20h30 cả các ngày nghỉ và lễ. Với cơ sở vật chất hiện đại, Bác sỹ chuyên khoa đầu ngành Phòng khám đã trở thành điểm đến cho hàng nghìn bệnh nhân khu vực Hà Nội.
Sau khi tư vấn trên hệ thống, bạn có thể đặt hẹn trực tuyến với các chuyên gia tư vấn để được: Miễn phí đăng ký khám, ưu tiên khám trước, hưởng ưu đãi mọi mặt
Địa Chỉ Khám Bệnh: Phòng khám Y tế quốc tế - Tầng 2 - 152 Xã Đàn-Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội